Nếu so với nhiều sàn giao dịch Bitcoin và tiền mã hóa khác hiện nay thì Poloniex vẫn đứng đầu. Họ đã có chỗ đứng nhiều năm trong ngành này và có tất cả những tính năng mà các nhà giao dịch tìm kiếm. Đây cũng là một trong số ít các sàn giao dịch có trụ sở ở Hoa Kỳ. Poloniex luôn tự hào vì đã cung cấp nhiều tính năng giao dịch nâng cao và có độ bảo mật tối đa.
Poloniex ra mắt vào năm 2014 và có trụ sở ở Wilmington, Delaware, Hoa Kỳ. Hiện nay đã được Circle – một công ty lớn do Goldman-Sachs hỗ trợ – mua lại, đây thực sự là một thông tin rất tuyệt vời cho Poloniex và người dùng nói riêng và cộng đồng tiền mã hóa nói chung. Circle có vai trò là người chủ mới, nên họ có tham vọng biến Poloniex trở thành sàn giao dịch có kiểm soát đầu tiên bằng việc đăng ký với SEC và FINRA với tư cách là nhà môi giới/ đại lý. Họ cũng có kế hoạch mở rộng sàn giao dịch vào thị trường Châu Á.
Poloniex luôn nằm trong top các sàn có khối lượng giao dịch đồng altcoin nhiều nhất, ví dụ như đồng Litecoin. Sàn giao dịch này cung cấp rất nhiều các cặp giao dịch. Mặc dù một số sàn khác cho phép bạn trao đổi tiền mã hóa với các loại tiền fiat và ngược lại, nhưng Poloniex thì không, và Poloniex chỉ chấp nhận giao dịch bằng tiền mã hóa.
Poloniex được tạo ra cho ai?
Những người mới tham gia vào thế giới tiền mã hóa hoặc muốn mua Bitcoin hoặc Altcoin đầu tiên có thể thấy Poloniex có chút khó khăn. Như đã được nói tới, sàn giao dịch này chỉ chấp nhận giao dịch tiền mã hóa, nên bạn không thể thực hiện giao dịch mua tiền mã hóa qua sàn giao dịch này. Ngoài ra, bố cục và các tính năng của Poloniex thường hướng tới những nhà giao dịch có kinh nghiệm hơn là những newbie. Mặc dù website rất thân thiện khi sử dụng trên điện thoại, nhưng Poloniex cũng không có ứng dụng cho điện thoại di động, và điều đó khiến người dùng phần nào gặp khó khăn khi sử dụng Poloniex mỗi lúc bận rộn.
Những tính năng các nhà giao dịch và lập trình viên đánh giá cao
Poloniex có nhiều tính năng mà các nhà giao dịch có kinh nghiệm đánh giá cao. Bạn có thể thấy rất nhiều công cụ phân tích dữ liệu hiệu quả, cùng với những biểu đồ rất chi tiết cho phép bạn đưa ra những quyết định đúng đắn về các giao dịch. Việc Poloniex có khối lượng giao dịch lớn cũng hấp dẫn các nhà giao dịch, đặc biệt là khả năng cho vay (lending) và giao dịch ký quỹ (margin trading).
Các nhà giao dịch có kiến thức về lập trình đánh giá cao rằng hầu hết các mã giao diện của giao dịch được thực hiện trên client side (tên gọi chung của các ngôn ngữ chạy trên Client, thường nói đến các hoạt động do người dùng thực hiện trong mối quan hệ client-server của hệ thống máy tính), có nghĩa đây là một nguồn mở và bạn có thể kiểm tra để tìm hiểu về cách Poloniex hoạt động. Các nhà lập trình cũng đánh giá cao thực tế việc API luôn có sẵn. Điều đó giúp Poloniex có thể tạo ra các công cụ để quản lý tài khoản và phân tích dữ liệu để tận dụng tối đa Poloniex.
Bạn có thể sử dụng Poloniex ở đâu?
Nền tảng sàn giao dịch Poloniex được đặt ở Hoa Kỳ, nhưng bất kỳ ai cũng có thể sử dụng miễn là quốc gia đó không có đạo luật nào ngăn cấm sàn giao dịch tiền mã hóa. Bởi vì Poloniex chỉ sử dụng các loại tiền mã hóa mà không sử dụng các loại tiền fiat, nên nó không cần phải tuân thủ theo những quy định về tài chính và ngân hàng. Có nghĩa là, bạn khó có thể gặp phải những hạn chế về mặt pháp lý ngăn cản việc sử dụng Poloniex ở quốc gia của bạn.
Poloniex chấp nhận loại tiền mã hóa nào?
Poloniex thu hút được đa số người dùng vì cung cấp số lượng lớn các cặp giao dịch. Tại thời điểm viết bài này, sàn giao dịch này có 97 cặp giao dịch, do đó bạn sẽ có thể giao dịch các loại tiền mã hóa mà bạn muốn. Nhược điểm duy nhất đó là bạn phải thực hiện nạp tiền bằng tiền mã hóa mà không có lựa chọn về nạp tiền qua thẻ tín dụng hay chuyển khoản ngân hàng.
Tuy nhiên, để khắc phục nhược điểm này, bạn có thể lưu trữ giá trị tiền nạp bằng USDT, một loại tiền mã hóa Tether có liên kết trực tiếp với đồng USD. Do đó, 1 USDT luôn tương đương với $1 USD. Tính năng này khiến các nhà giao dịch an tâm hơn nếu họ là người luôn lo lắng về biến động của thị trường tiền mã hóa.
Hướng dẫn tạo tài khoản Poloniex
Tạo một tài khoản trên Poloniex rất đơn giản, đặc biệt là khi so sánh với các sàn giao dịch khác. Bởi vì Poloniex chỉ sử dụng các loại tiền mã hóa mà không sử dụng tiền fiat, việc thiếu các quy định phải tuân thủ cho phép sàn giao dịch này có thể đăng ký dễ dàng hơn và ít bị xâm nhập hơn. Người dùng có thể chỉ tạo được một tài khoản, và nếu vượt quá con số này có thể khiến tài khoản của bạn bị treo hoặc bị chặn vĩnh viễn trên nền tảng này. Khi bạn tạo một tài khoản, bạn có thể truy cập tới tất cả các dịch vụ, bao gồm trao đổi, cho vay và giao dịch.
Mặc dù Poloniex không phải là lựa chọn tốt nhất cho những người mới bắt đầu vì không có cách nào có thể mua tiền mã hóa từ tiền fiat, nhưng giao diện người dùng của nó rất dễ sử dụng cho tất cả người dùng ở mọi level.
Người mới bắt đầu nên mua tiền mã hóa đầu tiên như Bitcoin từ một sàn giao dịch như Coinbase, sau đó hãy gửi chúng tới Poloniex để giao dịch.
Các cấp độ xác minh tài khoản
Mặc dù những người giao dịch số lượng lớn BTC mỗi ngày chỉ phải trả các phí thấp hơn, nhưng bạn nên lưu ý rằng bạn không thể rút số tiền lớn hơn $2,000 mỗi ngày ở Poloniex nếu bạn chỉ xác minh tài khoản ở level 1. Việc xác minh ở level này chỉ yêu cầu bạn phải cung cấp họ tên, email và quốc gia bạn sinh sống. Việc xác minh này vẫn cho phép bạn trao đổi, cho vay và giao dịch.
Xác minh tài khoản level 2 yêu cầu địa chỉ thực, địa chỉ đường bưu điện, ngày tháng năm sinh, hộ chiếu và số điện thoại. Cuối cùng, bạn phải tải giấy tờ tùy thân và ảnh hộ chiếu. Sau khi được phê duyệt, hạn mức rút và gửi tiền của bạn tăng lên $25,000.
Poloniex cũng có thể xác minh tài khoản ở level cao hơn cho những người cần có một hạn mức cao hơn, nhưng bạn phải liên hệ trực tiếp với đội ngũ hỗ trợ khách hàng để có thể thực hiện việc xác minh đó.
Hướng dẫn giao dịch trên Poloniex
Giao dịch trên Poloniex rất đơn giản. Ban đầu, bạn phải chắc chắn là bạn đã nạp đủ các khoản tiền vào tài khoản của mình. Một số đồng coin nhất định yêu cầu phải nạp một số tiền tối thiểu, điều này cho phép bạn có thể kiểm tra lại trước khi giao dịch. Sau khi bạn sẵn sàng, hãy chọn tab phù hợp trên các thị trường. Chọn tab loại tiền mã hóa mà bạn muốn sử dụng, sau đó chọn cặp giao dịch.
Từ đây, bạn có thể chọn mua hoặc bán bằng cách nhập mức giá và số lượng tiền bạn muốn. Bạn có thể chọn cách nhập bằng tay số tiền, chọn mức giá ask thấp nhất, hoặc chọn một lệnh từ sổ lệnh “order book”. Ấn “Buy” và hệ thống sẽ tự động tìm kiếm đối tác cho bạn.
Sau khi điền xong hoặc có thể vào sổ lệnh “order book” để chờ đợi nếu không có yêu cầu trùng khớp nào từ một người dùng khác. Sau khi hoàn thành, bạn có thể xem trên lịch sử giao dịch (Trade History).
Poloniex có cung cấp Giao dịch Ký Quỹ không?
Poloniex luôn đi đầu trong giao dịch ký quỹ. Tính năng này trên nền tảng rất nhanh chóng và hiệu quả khi sử dụng với chức năng ngang hàng (peer-to-peer) để vay tiền và bắt đầu giao dịch ký quỹ. Bạn có thể sử dụng nền tảng này để đảm bảo các khoản tiền giao dịch của bạn luôn an toàn và có thể làm việc với các nhà giao dịch khác thông qua tính năng cho vay (lending).
Poloniex có an toàn không?
Poloniex rất chú trọng tới tính năng bảo mật bằng nhiều cách. Để ngăn chặn các hacker, nó phải lưu trữ số lượng lớn tiền nạp của khách hàng trong một thiết bị offline bị cô lập được gọi là lưu trữ lạnh (cold storage). Họ nỗ lực chỉ để giữ đủ các khoản tiền online cho các giao dịch trực tiếp đơn giản và liền mạch, có thể giảm thiểu những rủi ro và việc lộ thông tin mà không có bất kỳ tác động tiêu cực nào cho các nhà giao dịch.
Sàn giao dịch này cũng có các chương trình kiểm toán vận hành liên tục, 24/7/365 ngày. Những chương trình này giám sát hoạt động với mục đích phát hiện ra các hoạt động bất thường. Nếu có gì đó bất thường được phát hiện, chương trình sẽ báo cáo và sau đó chặn nó lại trước khi phát triển thành một vấn đề nghiêm trọng.
Có một vi phạm về bảo mật rất nhỏ, và sau đó, Poloniex đã hoàn trả đầy đủ cho những người dùng bị ảnh hưởng, điều đó cho thấy sự công bằng khi xử lý kiểu tình huống bất ngờ này. Điều này lại xảy ra lần nữa vào năm 2014, khi sàn giao dịch này vẫn còn khá mới. Tuy nhiên, không có bất kỳ vi phạm nào được báo cáo kể từ đó, và nó đã giải tỏa được những mối lo ngại về việc sự cố này sẽ xảy ra một lần nữa.
Không có mối lo ngại nào về việc Poloniex sử dụng tiền của bạn. Một điểm khác biệt quan trọng giữa sàn giao dịch này và các ngân hàng là nó sẽ không hoạt động bằng cách sử dụng các khoản dự trữ theo tỷ lệ (fractional reserves). Bất kỳ khoản tiền nào bạn muốn gửi sàn giao dịch đều là của bạn, chứ không phải của Poloniex. Những khoản tiền đó chỉ được sử dụng để tạo điều kiện cho các giao dịch thông qua tài khoản của bạn chứ không phải những thứ khác.
Với tính năng bảo mật bổ sung, Poloniex cung cấp xác thực hai yếu tố. Và điều đó đã làm giảm đáng kể những rủi ro về việc các hacker có thể truy cập vào tài khoản của bạn, và mỗi người dùng nên sử dụng tính năng này. Để có thể cải thiện hơn nữa tính năng bảo mật, đừng nên giữ số lượng lớn tiền trên sàn giao dịch trong khoảng thời gian dài, thay vào đó, hãy chuyển các khoản tiền ấy tới ví cứng trữ lạnh (cold hard wallet) mà bạn quản lý.
Các khoản phí trên Poloniex
Để tiếp tục vận hành và kiếm lợi nhuận, Poloniex phải tính một số khoản phí, chỉ giống như một vài sàn giao dịch khác. Tuy nhiên, đội ngũ của Poloniex vẫn luôn cố gắng để giảm thiểu các mức phí đó, nên bạn có thể giữ nhiều tiền nhất có thể. Đó là bảng giá phí maker-taker và volume-tiered (khoản phí xếp theo khối lượng giao dịch). Người dùng có thể thấy Thứ hạng Trader (Trading Tier Status) trên trang tài khoản của họ để biết được họ đang ở level nào. Khối lượng giao dịch của bạn càng lớn thì các khoản phí của bạn càng thấp.
Khi xem xét về các khoản phí, maker (người bán) là những người tạo ra một lệnh trong sổ lệnh order book trước mỗi giao dịch. Taker (người mua) đặt một lệnh trùng khớp với lệnh của maker, còn được gọi là “nhận lệnh” (taking the order). Người bán lấy tên của họ bằng cách “tạo” một tính thanh khoản (market liquidity) – chỉ mức độ mà một tài sản bất kì có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đến giá thị trường của tài sản đó, – trong khi người mua phải loại bỏ tính thanh khoản này. Poloniex chọn mô hình này vì nó khuyến khích tính thanh khoản. Điều này xảy ra là vì phí maker thấp hơn phí taker, nó mang lại cho những người tạo ra tính thanh khoản một lợi ích về mặt tài chính. Mức phí cao hơn cho các taker được bù đắp đặc biệt do quá trình định giá được cải thiện nhờ có sự mở rộng chặt chẽ khi những người bán có mục đích trả giá cao hơn những người khác.
Người bán | Người mua | Khối lượng giao dịch (trung bình trong 30 ngày) |
0.15% | 0.25% | < 600 BTC |
0.14% | 0.24% | ≥ 600 BTC |
0.12% | 0.22% | ≥ 1,200 BTC |
0.10% | 0.20% | ≥ 2,400 BTC |
0.08% | 0.16% | ≥ 6,000 BTC |
0.05% | 0.14% | ≥ 12,000 BTC |
0.02% | 0.12% | ≥ 18,000 BTC |
0.0% | 0.10% | ≥ 24,000 BTC |
0.0% | 0.08% | ≥ 60,000 BCT |
0.0% | 0.05% | ≥ 120,000 BTC |
Cứ 24 giờ khối lượng giao dịch lại được tính toán lại và nó dựa vào 30 ngày qua, kết hợp với giao dịch ký quỹ (margin trade) và giao dịch giao ngay (spot trade). Tính tới thời điểm viết bài này, người bán có khối lượng giao dịch dưới 600 BTC sẽ phải trả 0.15%, trong khi người mua phải trả 0.25%. Với khối lượng giao dịch trên 600 BTC, mức phí này sẽ giảm xuống lần lượt là 0.14% cho người bán và 0.24% cho người mua. Các thứ hạng khác bắt đầu với 1,200; 2,400; 6,000; 12,000; 18,000; 24,000; 60,000; và 120,000 BTC. Các nhà giao dịch có khối lượng trên 12,000 BTC sẽ chỉ phải trả 0.05% với vai trò là người bán và 0.14% với vai trò là người mua. Ở mức 24,000 BTC, phí maker hoàn toàn miễn phí và phí taker chỉ còn 0.1%. Mức phí taker có thể thấp nhất là 0.05%, với những người có khối lượng giao dịch trên 120,000 BTC. Những người cho vay cũng mất phí là 15% tiền lãi kiếm được.
Khối lượng giao dịch trên Poloniex là bao nhiêu?
Tại thời điểm viết bài này, khối lượng giao dịch trong 24 giờ của Poloniex là 11,075 BTC; 1,887 ETH; 451 XMR; và 54,291,370 USDT. Như đã nhắc tới, Poloniex có 97 cặp giao dịch. những giao dịch trong vòng 24 giờ được liệt kê ở mức hơn 33,972,742 trên các website của ngành.
Đội ngũ hỗ trợ khách hàng của Poloniex
Một trong những vấn đề mà người dùng không hài lòng về Poloniex chính là dịch vụ chăm sóc khách hàng. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều câu chuyện online đề cập tới việc phải chờ đợi quá lâu, những báo cáo người dùng không thường xuyên mà phải chờ tới 90 ngày (hoặc lâu hơn) để giải quyết những vấn đề của họ. Vấn đề này dường như không phải là Poloniex không muốn cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng, mà chỉ là nhu cầu sử dụng sàn giao dịch này quá cao. Điều này được mong đợi trong một ngành không ngừng tăng trưởng ở mức độ cao, nhưng người dùng vẫn hy vọng tốc độ hỗ trợ khách hàng sẽ được cải thiện.
Để bù đắp cho những lần hỗ trợ chậm trễ, Poloniex đã cung cấp rất nhiều tài liệu trên website, đặc biệt là ở Trung tâm Hỗ trợ. Ở đó, bạn có thể tìm thấy câu trả lời cho đa số các câu hỏi phổ biến nhất, chẳng hạn như những khái niệm cơ bản, hướng dẫn giao dịch, các mức phí, các loại tiền được bổ sung, API và hơn thế nữa. Bạn sẽ thấy các mục cụ thể ở trang những câu hỏi thường gặp khi bắt đầu, quá trình xác thực hai yếu tố, nạp tiền, rút tiền và cách nhận hỗ trợ. Bởi vì có những tài nguyên này, nên bạn không cần phải liên lạc với đội ngũ hỗ trợ khách hàng, trừ phí là bạn gặp vấn đề về kỹ thuật.
Đánh giá của khách hàng về Poloniex
Bất kỳ sàn giao dịch nào cũng vậy, những đánh giá về Poloniex thường có cả mặt tốt và xấu. Việc phản hồi hỗ trợ khách hàng chậm trễ dẫn đến những đánh giá thấp, và một số nhà giao dịch lấy những vấn đề về thanh khoản và rút các khoản tiền để làm bằng chứng cho những thiếu sót của Poloniex. Có nhiều báo cáo về việc phải chờ phê duyệt yêu cầu rút tiền trong thời gian dài, thậm chí là không có thời gian đề xuất khi nào được phê duyệt. Các nhà giao dịch cũng không thích việc không thể rút loại tiền fiat, nhưng họ có thể dễ dàng khắc phục với một sàn giao dịch khác.
Mặc dù vậy, các nhà giao dịch vẫn tiếp tục quay lại với Poloniex vì những công cụ giao dịch hữu ích, khối lượng giao dịch cao, và có nhiều cặp giao dịch. Họ cũng đánh giá cao các tính năng bổ sung chẳng hạn như giao dịch ký quỹ, một điều hiếm thấy trong lĩnh vực tăng trưởng của các sàn giao dịch tiền mã hóa.
Kết luận
Nếu bạn đang muốn tìm một sàn giao dịch đáng tin cậy với số lượng cặp tiền mã hóa dẫn đầu ngành và các tính năng bổ sung chẳng hạn như giao dịch ký quỹ, thì Poloniex chính là lựa chọn tuyệt vời. Những người chọn sử dụng sàn giao dịch này chỉ phải sẵn sàng đối phó với việc chờ đợi quá lâu cho dịch vụ hỗ trợ khách hàng và phải biết rằng họ chỉ có thể nạp và rút tiền bằng cách sử dụng tiền mã hóa. Bời vì khối lượng giao dịch lớn trên Poloniex, nên bạn có thể khẳng định rằng nó sẽ hoạt động trơn tru với hầu hết các chức năng.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng có thể là nhược điểm với thời gian phản hồi chậm, điều này dường như là một vấn đề khá phổ biến ở tất cả những sàn giao dịch tiền mã hóa và cần thiết phải được giải quyết nếu tiền mã hóa đang trở thành một xu hướng chính. Với số tiền lớn đang bị đe dọa, thì việc phải chờ đợi trong nhiều ngày hoặc thậm chí là nhiều tuần cho việc phản hồi các tấm vé hỗ trợ quả thực không thể chấp nhận được.
Với việc gần đây Poloniex được Circle mua lại, bạn có thể yên tâm rằng sàn giao dịch này vẫn được quản lý cẩn thận và sẽ tuân thủ tất cả những quy tắc và điều khoản liên quan, điều đó giúp cho bạn có niềm tin hơn khi giao dịch trên Poloniex.